Trợ Giúp Lẫn Nhau Để Quay Lại Làm Việc

Quay trở lại nơi làm việc sau thời gian làm việc từ xa có lẽ là niềm mong đợi của nhiều người, điều này tạo nên nhiều hứng khởi nhưng bên cạnh đó cũng gây ra những lo lắng cho nhiều người khi quay lại nơi làm việc. Do đó tất cả chúng ta cần sự hỗ trợ lẫn nhau để chuẩn bị cho việc chuyển tiếp sang một trạng thái “bình thường mới” này.

Đối với những người quay trở lại làm việc

■ Dự đoán về các mối bận tâm: Hãy chuẩn bị để cung cấp thêm sự trợ giúp và hỗ trợ cho những người lao động không cảm thấy thoải mái khi trở lại nơi làm việc.

■ Nhân sự: Hỏi người lao động về những thách thức khi quay lại nơi làm việc và các giải pháp tiềm năng; các cuộc trò chuyện cá nhân, thảo luận nhóm và khảo sát đều có thể hữu ích.

■ Giải quyết các thách thức: Giúp nhân viên lập kế hoạch cách tốt nhất để chăm sóc các nhu cầu của gia đình (ví dụ: các thành viên gia đình dễ bị tổn thương, nhu cầu chăm sóc trẻ em và những người khác).

■ Giảm thiểu các rào cản: Hỗ trợ họ chuyển tiếp trở lại làm việc trực tiếp bằng cách xem xét và sửa đổi các chính sách và thủ tục có ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất làm việc của người lao động.

■ Sáng tạo: Cân nhắc để tìm ra sự cân bằng giữa làm việc trực tiếp và làm việc từ xa để đảm bảo chất lượng công việc cũng như là chất lượng đời sống nhân viên.

■ Khuyến khích các thói quen lành mạnh: Khuyến khích nhân viên vệ sinh giấc ngủ khoa học, ăn các bữa ăn bổ dưỡng và tham gia hoạt động thể chất hàng ngày.

■ Phát triển các mục tiêu phù hợp: Xem xét cách tốt nhất để điều chỉnh các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của người lao động với các hoạt động trực tiếp.

Trợ giúp những người đang chuẩn bị làm việc trực tiếp

■ Thiết lập lại các thói quen: Tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội thiết lập lại các thói quen sẽ thúc đẩy ý thức cộng đồng tại nơi làm việc.

■ Khuyến khích kết nối: Giúp nhân viên kết nối thường xuyên với nhau để hỗ trợ đồng nghiệp, giúp giải quyết vấn đề và xây dựng kết nối nhóm.

■ Giải lao kết hợp: Đề nghị người lao động nghỉ ngơi thường xuyên và bất cứ khi nào có thể, hãy ra ngoài để tiếp xúc với không khí trong lành và ánh sáng ban ngày.

■ Truyền thông về An toàn: Thường xuyên gửi các thông điệp rõ ràng cho người lao động về cách nơi làm việc luôn cập nhật và tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn.

■ Quản lý cảm giác lo lắng bất định: Giúp người lao động hiểu đúng đắn thông tin về COVID-19 và việc quay trở lại nơi làm việc có khả năng phát triển và do đó tổ chức sẽ liên tục điều chỉnh các phương pháp và thủ tục để tối ưu hóa môi trường làm việc.

■ Tạo điều kiện phát triển: Cung cấp những mô hình cho người lao động cách tốt nhất để điều chỉnh các kỹ năng và chiến lược ứng phó của họ khi họ trở lại nơi làm việc, đồng thời khuyến khích các hoạt động thành công của họ.

TLG Nguyễn Bảo Ân

Next
Next

Các Vấn Đề Sức Khoẻ Tâm Thần Thời Kỳ Hậu Covid