YOGA & SỨC KHOẺ TÂM THẦN
Đời sống tinh thần của con người ngày càng được chú trọng và chăm sóc nên nhu cầu có những phương pháp hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cũng được gia tăng. Yoga, một phương pháp thực hành phát triển sức khoẻ và tâm linh cổ xưa, là một trong các phương thức được ưu tiên sử dụng bởi vì hiệu quả và tính tiện dụng cũng như tiết kiệm chi phí. Cùng tìm hiểu mối quan hệ Yoga và Sức khoẻ tâm thần.
Các nghiên cứu về tác dụng của việc thực hành Yoga đối với các vấn đề sức khoẻ tâm thần rất đa dạng về thiết kế, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu hướng tới, nhưng một cách tổng quát, các nghiên cứu chia sẻ chung một số kết quả.
Yoga tỏ ra hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm các triệu chứng trầm cảm, quản lý tốt các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, cải thiện giấc ngủ, khả năng tập trung chú được hồi phục, giúp thư giãn và tăng cảm nhận ý nghĩa cuộc sống. Nhóm rối loạn lo âu cũng đáp ứng tốt đối với việc thực hành Yoga như giảm mức độ lo âu, cảm nhận việc thư giãn cơ tốt hơn, các mối quan hệ xã hội được cải thiện, nhận thức về mục đích sống tốt hơn. Những người có sang chấn tâm lý cũng nhận được nhiều lợi ích từ việc thực hành Yoga.
Trong một nghiên cứu năm 2019 mới đây, nhóm tác giả Hannah Capon, Melissa O’Shea và Shane McIver tổng hợp 11 nghiên cứu Yoga và Sức khoẻ tâm thần đã rút ra ba chủ đề chính giúp chúng ta hiểu hơn phần nào về mối quan hệ, cơ chế giữa Yoga và Sức khoẻ tâm thần.
Chủ đề 1: Bản thân người thực hành là một tác nhân của sự thay đổi.
Trong chủ đề này có 4 yếu tố liên quan đến cơ chế giữa thực hành Yoga và Sức khoẻ tâm thần
Sự kết nối: Vai trò của Yoga là cung cấp một không gian dành cho việc kết nối với mọi người và kết nối với chính bản thân mình, và vai trò này được cho là quan trọng đối với những người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, họ được hướng dẫn, hỗ trợ trong một không gian, một bầu không khí “an toàn”. Yoga cũng thúc đẩy sự kết nối nội tâm, thông qua việc nâng cao ý thức về bản thân, tạo điều kiện cho sự kết nối bên ngoài và tăng cường tìm kiếm hỗ trợ xã hội. Ngoài ra, chính những trải nghiệm kết nối trong quá trình thực hành Yoga góp phần làm tốt hơn các mối quan hệ trị liệu trong các khung làm việc hỗ trợ khác.
Trao quyền: Thực hành Yoga phát triển niềm tin, sự tin tưởng vào bản thân, cũng như những kỹ năng trợ giúp việc quản lý các vấn đề sức khoẻ tâm thần của mình. Thông qua thực hành các asana, người tập được hỗ trợ đến khi hoàn thành được tư thế, và chính điều này gia tăng sự trải nghiệm về thành công của bản thân. Sự trải nghiệm thành công trong việc thực hành Yoga có thể được dịch chuyển sang các khía cạnh khác trong đời sống của họ. Bên cạnh đó, việc thực hành Yoga cũng giúp gia tăng tính độc lập trong việc quản lý các vấn đề sức khoẻ tâm thần cũng như biết cách xử lý khi có khó khăn xuất hiện trong quá trình quản lý đó, chẳng hạn khi thực hành các bài tập thở, người thực hành được hướng dẫn là không phán xét khi bị xao nhãng và chỉ nhẹ nhàng tiếp tục quay lại việc thực hành, và khi có những suy nghĩ xâm lấn hay cảm xúc khó chịu họ cũng biết cách không phán xét những gì đang diễn và xử lý chúng theo những cách thức mang tính thích nghi.
Ý thức từ bi: Thông qua thực hành Yoga họ hiểu hơn sự kết nối giữa cơ thể và tâm trí, cũng như giữa cảm xúc và suy nghĩ. Nói cách khác, người thực hành học được cách làm sao để “cảm nhận” cơ thể và sao để “lắng nghe” cơ thể của chính mình với tâm thế không phán xét. Mà việc ý thức về cơ thể hỗ trợ tốt cho khả năng vượt qua các triệu chứng của trầm cảm, lo âu hay PTSD. Và những ý thức không phán xét này lan toả dần khỏi những buổi Yoga, thẩm thấu từ từ vào đời sống của họ, và họ trở nên ngày một từ bi hơn.
Cách tiếp cận toàn diện: Các tư thế thể chất, hơi thở, thư giãn, các bài tập thiền, tầm quan trọng của giáo viên, cách tiếp cận cá nhân hóa, môi trường thẩm mỹ, nội dung chuyên đề và thời gian cho bản thân. Tất cả hỗ trợ một cách đầy đủ nhưng riêng biệt cho từng cá nhân.
Chủ đề 2: Giảm bớt đau khổ
Chủ đề này liên quan các kết quả mang tính trị liệu từ việc thực hành yoga. Những thay đổi tích cực được báo cáo đã ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, cảm xúc và cơ thể theo những cách sau đây.
Làm yên tĩnh tâm trí: Yoga được mô tả như một phương pháp giúp đương đầu với các triệu chứng nhận thức của lo âu, trầm cảm và PTSD, vì những người tham gia trải nghiệm “sự tĩnh lặng về tinh thần” tăng khả năng quản lý suy nghĩ và thay đổi góc nhìn hiệu quả. Những thay đổi trong suy nghĩ như vậy được mô tả là giúp tinh thần minh mẫn hơn và được cho là cung cấp cho người tham gia “không gian” để tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa ngoài Yoga.
Ổn định cảm xúc: Vai trò của yoga trong việc giúp ổn định những trạng thái cảm xúc cũng rất nổi bật, thể hiện qua các trải nghiệm cải thiện khả năng ứng phó, thư giãn và giảm triệu chứng (ví dụ như lo lắng). Đối với nghiên cứu Yoga trên PTSD đã phát hiện ra rằng tất cả những người tham gia đều mô tả những thay đổi tích cực trong tâm trạng và trạng thái cảm xúc của họ là kết quả của việc luyện tập Yoga.
Sức khỏe thể chất: Những thay đổi bao gồm giảm đau và cải thiện các bệnh về thể chất. Cải thiện sức khỏe thể chất cũng được mô tả, chẳng hạn như tăng sức mạnh và tính linh hoạt và cải thiện tư thế. Những người tham gia thường mô tả sự gia tăng kết nối với cơ thể của họ là tạo điều kiện cho những thay đổi này. Đặc biệt, giấc ngủ được cải thiện do luyện tập yoga thường được đề cập đến trong các nghiên cứu được đánh giá.
Chủ đề 3: Chữa lành như một tiến trình
Chủ đề này xác định ý nghĩa cá nhân của việc vượt qua các rào cản đối với việc luyện tập và những lợi ích thu được từ việc vượt qua chúng theo thời gian.
Rào cản đối với việc luyện tập: Những thách thức liên quan đến việc phát triển một bài tập yoga là một phần quan trọng trong trải nghiệm đối với những người có tình trạng sức khỏe tâm thần. Các rào cản có liên quan đến việc tham gia hoặc tập luyện yoga bất kể động lực của người tập để làm như vậy. Chúng bao gồm lên lịch thời gian của các lớp học nhóm, tích hợp việc luyện tập vào thói quen, chi phí liên quan đến việc tham gia các lớp học Yoga và khả năng tiếp cận của địa điểm tập. Trách nhiệm là một rào cản đáng kể khác đối với việc tham gia vào hoạt động thực hành đối với nhiều người, và những việc như chăm sóc con cái đóng một vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hành của họ.
Những thách thức cá nhân cản trở liên quan khả năng tham gia thực hành với Yoga như một phương pháp trị liệu đối với sức khỏe tâm thần của họ, bao gồm những hạn chế về thể chất (tức là chấn thương) hoặc các vấn đề sức khỏe và nghi ngờ khác ảnh hưởng đến động lực của họ. Đối với một số người, bản chất của việc luyện tập đã đại diện cho một rào cản vì đôi khi việc phát triển ý thức về những cảm xúc khó khăn hoặc những kiểu suy nghĩ không có ích đã là không thoải mái.
Một số rào cản khác liên quan đến những định kiến chẳng hạn như Yoga chỉ dành cho phụ nữ mà không dành cho phái mạnh.
Vượt qua các rào cản: Người hướng dẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những người tham gia làm việc vượt qua các rào cản về động lực và sự khó chịu. Các học viên bị trầm cảm nhấn mạnh rằng họ có thể tham gia nhiều hơn vào việc thực hành với những người hướng dẫn “từ bi, hiểu biết, thấu hiểu, tử tế, quan tâm thực sự, chân thành và dịu dàng”. Một thái độ niềm nở, chào đón và không phán xét được cho là chìa khóa để khuyến khích những người tham gia cảm thấy an toàn và thoải mái khi tham gia vào thực hành.
Như vậy có thể thấy việc thực hành Yoga hỗ trợ tốt cho những ai có vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Hãy cho phép bản thân mình một cơ hội để dấn thân tìm hiểu, thực hành một phương pháp giúp kết nối, hiểu và thương nhiều hơn chính mình.
NGUYỄN BẢO ÂN
Tài liệu tham khảo:
Capon H, O'Shea M, McIver S. Yoga and mental health: A synthesis of qualitative findings. Complement Ther Clin Pract. 2019 Nov;37:122-132. doi: 10.1016/j.ctcp.2019.101063
Macy RJ, Jones E, Graham LM, Roach L. Yoga for Trauma and Related Mental Health Problems: A Meta-Review With Clinical and Service Recommendations. Trauma Violence Abuse. 2018 Jan;19(1):35-57. doi: 10.1177/1524838015620834.
*Lưu ý: Nếu bài viết giúp gì được cho bạn và bạn cần nó, hãy tự nhiên lấy mà không cần xin phép, nhưng mong bạn hãy nghi nguồn vì có thể bài viết còn nhiều thiếu sót và người viết mong được góp ý để cải thiện bài viết tốt hơn.